Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Nhà Trần chống ngoại thích bằng hôn nhân cận huyết mà vẫn sơ hở
Trong số 11 vua nhà Trần từ Trần Thái Tông đến Trần Thuận Tông (gồm cả Dương Nhật Lễ nhưng không tính Trần Thiếu Đế quá nhỏ) thì chỉ có 2 vua có hoàng hậu là người ngoại tộc. Người thứ nhất là Trần Duệ Tông Trần Kính lấy Gia Từ hoàng hậu họ Lê. Người thứ hai là Trần Thuận Tông lấy Khâm Thánh hoàng hậu. Cả Gia Từ Hoàng hậu và Khâm Thánh Hoàng hậu cùng một gốc và là điềm báo cho việc nhà Trần mất bởi ngoại thích.

 



Ngoại thích là vấn đề đáng lo ngại trong các triều đại phong kiến xưa. Nhà Lý triều chính tan nát bởi dấu ấn ngoại thích từ dòng họ của các hoàng hậu rồi hoàng thái hậu. Bản thân nhà Trần có được cơ ngơi của nhà Lý cũng từ việc chính nhà Trần là một thế lực ngoại thích mạnh. Với sự hậu thuẫn tích cực của Trần Thị Dung mà nhà Trần đã dần dần chiếm quyền lực rồi chiếm ngai vàng của họ Lý.


 


 

 


Từ thực tế đó, nhà Trần ngay khi thành lập đã tuân thủ chặt chẽ việc phòng hờ ngoại thích bằng cách không kết hôn với người ngoài họ hay chính xác hơn là hôn nhân cận huyết. Trần Thủ Độ là làm gương cho các vua nhà Trần khi kết hôn với Trần Thị Dung là chị họ của mình. Nhưng trước đó, Trần Thủ Độ đã dàn xếp để cho cháu trai gọi mình bằng chú họ là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông kết hôn với Lý Chiêu Hoàng (cha của Trần Cảnh và mẹ của Lý Chiêu hoàng là anh em ruột).


Sau đó, Trần Thủ Độ ép Trần Thái Tông bỏ Lý Chiêu Hoàng để kết hôn với Thuận Thiên công chúa (chị ruột Lý Chiêu Hoàng) nên hôn nhân giữa Trần Thái Tông và Thuận Thiên công chúa cũng là giữa anh em họ với nhau. Thuận Thiên công chúa sau sinh cho Trần Thái Tông con trai là Trần Hoảng (tức Trần Thái Tông).


Năm 1258, Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm công chúa là con Trần Liễu, tức là con chú con bác lấy nhau. Thiên Cảm công chúa sinh cho Trần Thánh Tông con trai là Trần Khâm (tức Trần Nhân Tông). Sử chép: Năm Nguyên Phong thứ 8 (1258), tháng 2, Thái tử Trần Hoảng lên kế vị. Tháng 8 năm ấy, bà được sách phong làm Thiên Cảm phu nhân, rồi không lâu sau thì chính thức phong làm Hoàng hậu. Ngày 11.11 năm ấy, Hoàng hậu sinh ra Hoàng trưởng tử Trần Khâm, tức Nhân Tông hoàng đế.


Năm 1274, Nhân Tông, con Thánh Tông, lấy Bảo Thánh, rồi Tuyên Từ, đều là con Hưng Đạo vương. Cần nhớ Hưng Đạo vương và Trần Thánh Tông chính là anh em họ với nhau nên suy ra hôn nhân của Trần Nhân Tông cũng là lấy chị họ nhưng có quan hệ xa hơn 1 đời so với các cuộc hôn nhân của Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông. Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu sinh cho Trần Nhân Tông con trai là Trần Thuyên (tức Trần Anh Tông).


Năm 1292, Trần Anh Tông lấy Văn Đức phu nhân năm 1292, là con Hưng Nhượng vương Quốc Tảng, cháu nội Hưng Đạo vương. Sau Trần Anh Tông còn lấy Bảo Từ Thuận Thánh Hoàng hậu cũng là con của Hưng Nhượng vương.


Con của Anh Tông là Trần Mạnh, tức Trần Minh Tông lấy Huy Thánh tức Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu, con gái lớn Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn mà Trần Quốc Chẩn lại là em vua Anh Tông. Huy Thánh sinh cho Trần Minh Tông con trai Trần Hạo tức Trần Dụ Tông.


Năm 1349, Dụ Tông, con Minh Tông, lấy con gái thứ tư Huệ Túc công Trần Đại Niên là Huy Từ Nghi Thánh. Mãi 11 năm sau thì Trần Đại Niên mới được phong tước Vương. Từ việc phong tước này thì có thể thấy Trần Đại Niên tuy có cùng họ Trần nhưng ở nhánh khá xa so với dòng đang giữ ngai vàng.



Phả tộc nhà Trần - các vua được ghi chữ đỏ


Trong số 11 vua nhà Trần từ Trần Thái Tông đến Trần Thuận Tông (gồm cả Dương Nhật Lễ nhưng không tính Trần Thiếu Đế quá nhỏ) thì chỉ có 2 vua có hoàng hậu là người ngoại tộc. Người thứ nhất là Trần Duệ Tông Trần Kính lấy Gia Từ hoàng hậu họ Lê. Người thứ hai là Trần Thuận Tông lấy Khâm Thánh hoàng hậu. Cả Gia Từ Hoàng hậu và Khâm Thánh Hoàng hậu cùng một gốc và là điềm báo cho việc nhà Trần mất bởi ngoại thích.


Hãy bàn về việc Trần Duệ Tông lấy Gia Từ hoàng hậu họ Lê. Tại sao Duệ Tông lại lấy người ngoại tộc. Trần Kính vốn không được cơ cấu là người nối dõi nên không sợ bị vướng vào vòng ngoại thích nên mới lấy con gái nhà họ Lê. Thời gian bà làm vợ của Trần Duệ Tông không rõ, chỉ biết bà sinh ra người con trai là Trần Hiện vào ngày 6.3.1361. Bà cũng được cho là mẹ của Chương Vũ đại vương Trần Vĩ, con trưởng của Duệ Tông, được sinh ra vào khoảng năm 1359 nhưng mất sớm. Sẽ chẳng có gì đáng nói thêm nếu hoàng hậu họ Lê này không có ông anh họ tên Lê Quý Ly sau cải thành Hồ Quý Ly. Có thể nói chính nhờ là ngoại thích mà Lê Quý Ly thăng tiến vù vù rồi nắm binh quyền nhà Trần.


Năm 1370, các người con của vua Trần Minh Tông (gồm cả Trần Phủ, tức Trần Nghệ Tông và Trần Kính tức Trần Duệ Tông) liên kết với các tôn thất và các quan làm binh biến, lật đổ Nhật Lễ lập Trần Phủ lên ngôi. Năm 1371, Trần Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Trần Duệ Tông và Quý Ly trở thành quốc cữu. Trong thời gian chống Nhật Lễ thì anh em Nghệ Tông, Duệ Tông rất tin tưởng lòng trung thành của Quý Ly vi mối quan hệ ngoại thích.


Theo sử liệu, Quý Ly còn có hai người cô ruột là vợ thứ của vua Trần Minh Tông, một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông, người khác sinh ra Trần Duệ Tông, do đó ông được sự tín nhiệm khi Trần Nghệ Tông lên làm vua. Trong trường hợp này, Trần Minh Tông chỉ lấy gái ngoại tộc làm vợ thứ và cũng không thể ngờ rằng những người con thứ của mình sau này lên làm vua.


Chính vì mối quan hệ hôn nhân truyền thống đó kèm theo sự tin tưởng tuyệt đối, khi anh em nhà Nghệ Tông nắm quyền, họ phong cho Quý Ly được làm Khu mật viện đại sứ và còn được gả em gái vừa góa chồng là công chúa Huy Ninh cho để mối quan hệ 2 nhà Trần - Lê (lúc này Quý Ly vẫn giữ họ Lê) thêm phần khăng khít.


Gia Từ hoàng hậu còn sinh cho Duệ Tông con trai Trần Hiện sau trở thành Trần Phế Đế. Sau khi Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành thì Trần Nghệ Tông với tư cách Thái thượng hoàng đã chọn con trai của Duệ Tông và Gia Từ hoàng hậu lên làm vua cũng là cách để kết thân Trần - Lê cho Quý Ly thêm yên tâm công tác.


Sau Trần Nghệ Tông lại nghe lời Quý Ly bỏ Trần Hiện khỏi ngai vàng và lập con nhỏ của mình là Chiêu Định Vương Trần Ngung lên ngôi, tức là Trần Thuận Tông. Thời điểm Trần Thuận Tông lên ngôi thì uy quyền của Quý Ly quá lớn đến mức có thể ép vua không lấy người cùng họ Trần mà lập con gái của Quý Ly là Thánh Ngâu làm hoàng hậu. Thực ra, Thánh Ngâu với Trần Thuận Tông cũng là anh em họ vì mẹ của Thánh Ngâu là Huy Ninh công chúa, em gái của Trần Nghệ Tông.


Sau khi Nghệ Tông qua đời, Quý Ly ép Trần Thuận Tông phải nhường ngôi cho con là Trần An, sau là Trần Thiếu Đế (tức cháu ngoại Hồ Quý Ly) để đi tu. Cuối cùng Hồ Quý Ly ép cháu ngoại nhường ngôi, kết thúc nhà Trần.


Có thể nói dù Trần Thủ Độ dù đã tính rất kỹ để tránh họa ngoại thích khi lập ra truyền thống để các vua lấy người cùng họ. Thế nhưng người tính không bằng trời tính vì dòng chảy lịch sử đã tạo ra kẽ hở để Hồ Quý Ly là ngoại thích từ những dòng nhánh không thể ngờ tới nhảy vào. Nếu phải tìm người trách trong việc tạo ra kẽ hở cho Quý Ly thì có lẽ là Trần Nghệ Tông vì khi còn cầm quyền, ông không chỉ 2 lần để người nhà Quý Ly làm chủ chính cung (thời Duệ Tông và Thuận Tông) mà còn để Quý Ly che mắt lừa dối hết lần này đến lần khác.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Trần Thủ Độ chấp nhận mang tiếng ác vì cơ nghiệp nhà Trần (24-06-2018)
    Nhà Lý mất nước vì nạn thái hậu tham nhũng quyền lực (22-06-2018)
    Trần Thủ Độ dẹp nạn thái hậu tham nhũng quyền lực (19-06-2018)
    Vụ bé Nhật Linh bị sát hại: Bị cáo nói điều tra viên ngụy tạo bằng chứng (16-06-2018)
    Nhà Lý mất nước vì nạn thái hậu tham nhũng quyền lực (14-06-2018)
    Tổ tiên của người hiện đại ăn gì? (10-06-2018)
    Lời ru ngàn xưa cũng phải giữ gìn (06-06-2018)
    Sự chuyển nghĩa lý thú của từ Hán Việt theo thời gian (11-02-2018)
    Hồ Quý Ly đường cùng không giữ khí tiết là điều đáng thẹn (15-01-2018)
    3 nền văn minh trải dài trên 3 miền nước ta là điều rất đặc biệt (12-01-2018)
    Chuyện một đế quốc ở Nam Bộ biến mất trước khi người Việt đặt chân tới (08-01-2018)
    Sách về Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng: chuyện mẹ chồng - nàng dâu (1) (05-01-2018)
    Không có chuyện vua Quang Trung quỳ lạy trước Càn Long (03-01-2018)
    3 nền văn minh trải dài trên 3 miền nước ta là điều rất đặc biệt (01-01-2018)
    Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh (30-12-2017)
    Xin đừng tự gọi nước mình là An Nam (27-12-2017)
    Sự chuyển nghĩa lý thú của từ Hán Việt theo thời gian (26-12-2017)
    Cuốn sách lịch sử với các chi tiết sai trái về chủ quyền Biển Đông (23-12-2017)
    Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và chuyện hòa giải dân tộc (19-12-2017)
    Sử gia nhà Nguyễn phủ nhận yếu tố hoang đường của Con Rồng - Cháu Tiên (14-12-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152751300.